Sử dụng Gaijin

Người nước ngoài ở Nhât Bản năm 2000 theo tư cách công dân.[18]

Trong khi tất cả các dạng của từ này đều mang nghĩa "người nước ngoài" hoặc "người ngoài", trong thực tế gaikokujin và gaijin thường được sử dụng để chỉ những nhóm người không phải người Nhật theo chủng tộc,[19] chủ yếu là người da trắng.[9][20][21][22][23][24] Tuy nhiên, thuật ngữ này đôi khi cũng được áp dụng đối với người có nguồn gốc dân tộc Nhật Bản, nhưng sinh ra và lớn lên ở các nước khác.[22][25] Gaijin cũng thường được dùng trong những sự kiện của Nhật Bản như bóng chày (có một giới hạn cho các cầu thủ không phải người Nhật trong NPB) và đấu vật chuyên nghiệp để gọi chung cho những đô vật biểu diễn khách mời đến từ phương Tây, những người sẽ thường xuyên lưu diễn tại nước này.[26]

Những người nói tiếng Nhật thường nhắc tới người không phải người Nhật Bản là gaijin ngay cả khi họ ở nước ngoài. Ngoài ra, người có nguồn gốc bản địa của Nhật Bản sang các nước khác (đặc biệt là những quốc gia có cộng đồng người Nhật Bản lớn) cũng có thể gọi là các gaijin không phải hậu duệ, như một thuật ngữ tương ứng với nikkei.[25]

Trong lịch sử, một số cách sử dụng từ "gaijin" dùng để gọi một cách trân trọng đến uy tín và sự giàu có của người da trắng hay sức mạnh của các doanh nghiệp phương Tây.[8][27][28] Sự giải thích thuật ngữ này với đặc điểm tích cực hoặc trung tính tiếp tục hiện diện trong một vài ngữ cảnh.[2][3][9][10][29][30][31] Tuy nhiên, mặc dù thuật ngữ này có thể được sử dụng không nhằm mục đích tiêu cực bởi nhiều người nói tiếng Nhật,[1] nó bị một số người coi là xúc phạm[4][5][6] và phản xạ của những thái độ loại trừ.[1][2][17][23][30][32]

"Trong khi thuật ngữ tự nó không có ý nghĩa xúc phạm, nó nhấn mạnh sự độc đáo riêng của thái độ người Nhật và do đó đã nhận lấy ý nghĩa miệt thị mà khiến nhiều người phương Tây phẫn nộ." Mayumi Itoh (1995)[3]

Hiện tại, gaijin đã trở thành một cụm từ không chính xác lắm về mặt chính trị,[cần dẫn nguồn] thông thường người ta chỉ những người không phải người Nhật bằng từ gaikokujin.[23][33] Nanette Gottlieb, giáo sư nghiên cứu về Nhật Bản tại Viện Ngoại ngữ và Nghiên cứu so sánh văn hoá tại Đại học Queensland, cho thấy rằng thuật ngữ này đã trở thành một từ gây tranh cãi và hiện tại, nó bị tránh sử dụng bởi hầu hết các đài truyền hình Nhật Bản.[17] Cụm từ không gây tranh cãi,[17] có ít nhiều nét trang trọng gaikokujin thường được dùng thay thế.[17]

Gaijin xuất hiện một cách thường xuyên trong văn học phương Tây và văn hoá pop. Nó còn trở thành tiêu đề của các tiểu thuyết nhưGaijin của Marc Olden (New York: Arbor House, 1986), Go gently, gaijin của James Melville (New York: St. Martin's Press, 1986), Gaijin on the Ginza của James Kirkup (London: Chester Springs, 1991) và Gai-Jin của James Clavell (New York: Delacorte Press, 1993)]], cũng như một bài hát của Nick Lowe. Cụm từ trở thành tiêu đề của các bộ phim như Gaijin - Os Caminhos da Liberdade (1980) và Gaijin - Ama-me Como Sou (2005) của Tizuka Yamazaki, cũng như các bộ phim hoạt hình ngắn như Gaijin (2003) của Fumi Inoue.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gaijin http://findarticles.com/p/articles/mi_m0365/is_n2_... http://www.noh-kyogen.com/story/ka/kuramatengu.htm... http://search.japantimes.co.jp/cgi-bin/fl20051224t... http://www.stat.go.jp/english/data/kokusei/2000/ga... http://members.jcom.home.ne.jp/yosha/minorities/Fo... http://www.thesun.co.uk/sol/homepage/sport/wrestli... https://books.google.com/books?id=0RS0CGUaef8C&pg=... https://books.google.com/books?id=3aGeH0keCGUC&pg=... https://books.google.com/books?id=3up_wO0Hzu8C&pg=... https://books.google.com/books?id=91s4n07d4p4C&pg=...